Phải rửa tủ lạnh thật kỹ và lau thật khô. Ðiều cần thiết là phải mở tủ lạnh ra thật rộng trong suốt thời gian mà tủ lạnh ngừng chạy.
Nhiều người nghĩ rằng khi không sử dụng tủ lạnh trong một thời gian dài, thì nên rút điện ra không cho tủ hoạt động để tiết kiệm điện. Thực tế điều này lợi bất cập hại. Các phần bên trong tủ sẽ bị rỉ sét khi tủ không hoạt động. Do vậy cần phải cho tủ chạy một tuần từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ dù cho bên trong tủ không chứa gì.
Xử lý những hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh:
- Chúng ta thường hay gặp những trường hợp hỏng hóc ở tủ lạnh. Bạn có thể tự sửa những hỏng hóc nhỏ này, không cần phải mang ra cửa hàng sửa chữa hay nhờ thợ.
- Đáy tủ có nước: Đây là hiện tượng do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải khi xả tuyết bị tắc.
- Tủ không lạnh: Hiện tượng này là do chúng ta để thực phẩm quá nhiều, vị trí núm công tắc rơ-le không thích hợp. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng lương thực, để núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn.
- Quạt của tủ làm bằng phương pháp gián tiếp không quay được: Chúng ta có thể kiểm tra xem cánh quạt có bị kẹt không, dây cuốn động cơ quạt có bị đứt không và kiểm tra lại công tắc quạt.
- Hệ thống bánh răng của bộ định giờ xả tuyết bị hỏng, tiếp xúc không tốt: Chúng ta kiểm tra lại, nếu không quay thì nên thay mới.
- Tiếp điểm của rơ-le xả tuyết không tốt hoặc lắp không chính xác: Chúng ta kiểm tra lại, phải để mặt có nhôm áp sát vào dàn lạnh.
- Khi khởi động hay tắt tủ nghe tiếng kêu: Hiện tượng này là do 4 vít bắt dàn lạnh bị lỏng ra. Bạn có thể làm 4 cái lót bằng cao-su, cắt nguồn điện, tháo vít ra rồi đệm miếng cao-su vào, xiết lại như cũ.
Từ khóa >> Sua tu lanh quan Thu Duc